Đăng ký tư vấn
Hỗ trợ trực tuyến

DẠY CON TƯ DUY TÍCH CỰC

  19/03/2019

           Thái độ sống tích cực chính là mấu chốt cho một cuộc sống vui vẻ và yên bình. Tuy nhiên, đây không phải là một phản xạ tự nhiên, mà chính là kết quả của một hành trình học hỏi, rèn luyện và làm quen trong thời gian dài. Do đó, ngay từ khi bé còn nhỏ, cha mẹ hãy cố gắng khuyến khích và giúp bé sớm hình thành nên thói quen sống và dạy bé tư duy tích cực.

Cùng bé lưu lại những thứ khiến bé tự hào, kể cả những bức tranh bé vẽ

            Một số gợi ý sau đây sẽ giúp mẹ dạy bé tư duy hình thành thái độ sống tích cực:

1. Dạy bé tư duy bằng hộp lưu trữ niềm tự hào

            Mẹ hãy cùng bé thiết kế một chiếc hộp nhiều màu sắc với độ lớn vừa phải và động viên bé lưu trữ vào hộp những thứ khiến bé tự hào nhất. Đó có thể là điểm 10 đầu tiên, bằng khen, bài tập vẽ được cô khen trước lớp hay đơn giản chỉ là bức hình vui vẻ bé chụp với gia đình. Những vật tuy nhỏ bé như vậy nhưng lại mang ý nghĩa to lớn, góp phần động viên, giúp bé luôn tin tưởng vào bản thân và tình yêu thương của gia đình.

2. Những thông điệp yêu thương

            Để dạy bé tư duy tích cực, cả gia đình hãy đặt ra một nguyên tắc chung, vào mỗi sáng sớm, mỗi thành viên đều phải để lại một thông điệp yêu thương cho cả nhà. Đó có thể là một bức vẽ, một cành hoa, một tờ giấy note cùng những câu nói thật dễ thương hay một phiếu bé ngoan mà bé đạt được. Điều này không chỉ giúp bé cảm thấy gắn kết với gia đình, mà còn là một trong những phương pháp thúc đẩy bé biểu lộ cảm xúc bằng những cách khác nhau. Mỗi ngày trôi qua, bé sẽ khiến bạn phải bất ngờ vì những “thông điệp yêu thương” của bé làm vượt xa sự mong đợi của bạn.

Tạo cho bé thói quen yêu thương hàng ngày

3. Danh sách những ước mơ

            Ba mẹ hãy vẽ nên một chiếc bảng “danh sách những ước mơ”, ghi vào đó những điều ước từ ngày thơ ấu của mình và khuyến khích bé làm theo. Những ước mơ ấy có thể trẻ con và xa thực thế hay điên rồ, nhưng ít nhất, chúng giúp tâm hồn bé nhiều sắc màu và giàu cảm xúc hơn. Qua thời gian, bé sẽ cảm thấy cuộc sống có rất nhiều thứ đáng để mơ ước, học hỏi và trải nghiệm.

4. Cho bé tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống bên ngoài

            Bên cạnh những gợi ý trên, để dạy bé tư duy tích cực việc tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống bên ngoài cũng là một trong những tác nhân thúc đẩy. Khi tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng gia đình hoặc bạn bè, bé sẽ có cơ hội tiếp xúc với những điều thú vị từ cuộc sống muôn màu, giúp bé luôn hào hứng, vui vẻ. Sẽ càng tuyệt vời hơn nếu trong những lúc ấy mẹ tiếp sức cho quá trình học hỏi không gián đoạn của bé bằng nguồn năng lượng vượt trội dành riêng cho trí não của bé, giúp bé luôn sẵn sàng để tiếp nhận những điều hay, lẽ phải.

            Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Anh, từ khi bé được 2 tuổi, các mẹ nên cho bé ra ngoài, tham gia vui chơi, học hỏi. Việc vui chơi, khám phá thế giới bên ngoài của bé sẽ giúp bé phát triển trí não tốt hơn ngay từ đầu. Nghiên cứu khoa học cho thấy những bé thường xuyên tham gia hoạt động ngoài trời sẽ thông minh, năng động, biết chia sẻ và hoạt ngôn hơn bạn đồng trang lứa.

            Điều đặc biệt quan trọng dạy bé tư duy tích cực chính là tấm gương từ ba mẹ. Khó có thể hy vọng một đứa bé luôn chứng kiến sự cau có hoặc những hành động, lời nói tiêu cực sẽ có một thái độ sống tích cực được. Do đó, các bậc phụ huynh hãy trở thành những người lớn tích cực, luôn vui vẻ và lạc quan với cuộc sống.

            Trẻ em, đặc biệt là các bé trong 2-6 tuổi rất nhạy cảm. Để nuôi dạy con tốt, nhất đối với sự hình thành những thói quen và tư duy mới trong cuộc sống. Vì ở độ tuổi này, các bé đã bắt đầu có nhu cầu được học hỏi, trải nghiệm và thể hiện sự độc lập hơn. Do đó, các mẹ cần quan tâm và chú ý đến việc giúp bé phát triển trí não toàn diện, hình thành nên những thói quen và hành vi tốt, tạo tiền đề cho việc phát triển nhân cách sau này của bé.

Theo VNExpress

 

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả