Đăng ký tư vấn
Hỗ trợ trực tuyến

Vì sao nên chọn trường mầm non có nhiều hoạt động kỹ năng cho bé?

  28/11/2017

 

Trong nhiều năm lại đây, giáo dục kỹ năng sống trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm khi hàng ngày đang xảy ra những việc nghiêm trọng như bắt cóc, đuối nước, bị bạo hành, bị xâm phạm thân thể,… Trẻ em chưa thể biểu đạt hết được suy nghĩ trong lòng, lại không được dạy cách làm thế nào để nói lên những điều cần thiết.

1. Kỹ năng sống là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sóng hàng ngày”.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới, là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc thế nào, tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).

Như vậy, kỹ năng sống là những năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả, là khả năng làm chủ bản thân mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống cho là giáo dục cách sống tích cực, có ý thức về bản thân, có năng lực giải quyết vấn đề và xử lý các tình huống khác nhau. Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non là kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự giải quyết vấn đề,…

Theo UNESCO 4 trụ cột của giáo dục kỹ năng là:

– Học để biết: bao gồm các kỹ năng tư duy như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả.

– Học làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…

– Học để sống với người khác: bao gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm và thể hiện sự cảm thông.

– Học để làm: bao gồm kỹ năng thực hiện công việc như đặt mục tiêu, lập kế hoạch, đảm nhận trách nhiệm,…

Theo Tài liệu tập huấn giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục, có thể dạy cho trẻ mầm non các nhóm kỹ năng sau:

– Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân

+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân

+ Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm

+ Nhận biết giá trị bản thân

– Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc:

+ Học cách cảm thông và chia sẻ

+ Kiểm soát tình cảm

+ Lòng tự trọng

– Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:

+ Kỹ năng thiết lập quan hệ với bạn bè và người lớn

+ Kỹ năng thuyết phục, thương thuyết

+ Sự tự tin

+ Kỹ năng thay đổi hành vi

+ Kỹ năng giao tiếp

– Nhóm kỹ năng tương tác:

+ Kỹ năng tổ chức hoạt động

+ Kỹ năng làm việc nhóm

+ Kỹ năng ra quyết định

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất quan trọng, bởi các kỹ năng giúp trẻ nhận thức tốt hơn, tự tin học tập, thể hiện bản thân, hoàn thiện về nhân cách, tình cảm và giao tiếp xã hội.

Trong nhiều năm lại đây, giáo dục kỹ năng sống trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm khi hàng ngày đang xảy ra những việc nghiêm trọng như bắt cóc, đuối nước, bị bạo hành, bị xâm phạm thân thể,… Trẻ em chưa thể biểu đạt hết được suy nghĩ trong lòng, lại không được dạy cách làm thế nào để nói lên những điều cần thiết. Vì thế mà gia đình vẫn trăn trở vì việc chưa thể giáo dục kỹ năng sống cho con em mình để tự đối phó với các tình huống nguy hiểm.

Nhưng không dễ dàng để có thể tìm thấy một khóa huấn luyện kỹ năng cấp tốc. Bởi về bản chất, các kỹ năng phải được rèn luyện qua thời gian, có sự lặp đi lặp lại, có thời gian để thực hành. Việc giáo dục kỹ năng cho con còn gặp trở ngại từ chính gia đình, khi mà cha mẹ đã làm thay hết phần việc của con cái. Chắc hẳn ở nhiều gia đình hiện nay, các bạn học đến bậc trung học vẫn còn để cha mẹ dọn cơm, gấp quần áo, dọn dẹp phòng cho mình. Đã vậy, tâm lý “trời sinh trời sinh cỏ” vẫn còn tồn tại, nhiều bậc cha mẹ cho rằng tự khắc sau này con cái sẽ trưởng thành sẽ tự biết đối phó với mọi chuyện. Như vậy chỉ làm con trẻ mất đi cơ hội học hỏi, rèn luyện một cách chủ động.

Giáo dục kỹ năng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng từ 0 đến 6 tuổi là “giai đoạn vàng” để bé học hỏi. Bởi đó là khi bộ não được phát triển tối ưu nhất, bé ghi nhớ nhanh, khả năng sáng tạo vượt trội, hình thành các kỹ năng sống cơ bản.

2. Làm thế nào nhận biết trường mầm non có nhiều hoạt động kỹ năng sống cho bé?

Về bản chất, kỹ năng sống có trong mọi hoạt động hàng ngày của trẻ từ việc ăn, ngủ, học đến chạy nhảy hay khám phá thế giới xung quanh. Hầu hết các trường mầm non đều khai thác việc dạy kỹ năng sống như một điểm mạnh để thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, để nhận diện được trường mầm non thực sự có nhiều hoạt động kỹ năng cho bé không phải đơn giản. Dựa trên các nhóm kỹ năng cần thiết mà nhà trường xây dựng chương trình học và đưa ra các phương pháp phù hợp. Các cô giáo là người trực tiếp giảng dạy nên cần có cách cư xử linh hoạt với trẻ. Trẻ mẫu giáo còn bỡ ngỡ, chưa đủ khả năng nhận biết nhanh để thực hiện yêu cầu nên các cô cần phải nhẹ nhàng, đừng giục giã hay dùng các câu mệnh lệnh đối với trẻ. Hãy tôn trọng ý kiến của trẻ, tin vào năng lực của trẻ, đừng đưa các lời giải đáp có sẵn, hãy gợi mở các câu trả lời, không phê phán đúng sai quá gay gắt. Thứ nữa, việc học và chơi luôn gắn liền với nhau cho nên phương pháp chủ đạo vẫn là giáo dục lồng ghép để trẻ dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu.

Trường mầm non chú trọng phương pháp trực quan tức là làm gương, làm mẫu. Ở lứa tuổi này, tư duy của trẻ em là tư duy trực quan. Khi giảng dạy cho trẻ, trước hết cô phải làm mẫu, sau đó đến giảng giải phân tích thì trẻ mới có thể nắm bắt được kiến thức. Ví dụ như việc dạy trẻ đặt giày dép đúng nơi quy định, cô cần tạo tình huống như một học sinh vừa bước vào lớp, sau đó tháo giày và xếp ngay ngắn trên giá. Lần kế tiếp, cô sẽ làm sai trình tự hoặc xếp dép không ngay ngắn để các con tham gia vào quá trình điều chỉnh lại hành vi.

Mọi sự việc, hiện tượng trẻ đều được trẻ quan sát và bắt chước lại. Vì vậy cô phải luôn là một tấm gương cho trẻ. Thời gian bên cạnh cô khá nhiều, trẻ coi cô như một người mẹ thứ hai. Mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cô đều được trẻ yêu thích và thích bắt chước lại. Cô dạy trẻ những điều gì thì cô thực hiện đúng điều đó, để trẻ dễ nhận thức hơn nữa sẽ ghi nhớ về tính kỷ luật nhiều hơn.

Trường mầm non chú trọng phương pháp trò chuyện, đối thoại giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau. Trò chuyện nhiều sẽ tăng vốn ngôn ngữ, cách dùng câu và dùng từ chính xác. Ngoài ra, sẽ thúc đẩy kỹ năng đặt câu hỏi, tạo tình huống cho trẻ. Khi đối thoại, chú ý việc lắng nghe và tôn trọng trẻ để trẻ học được kỹ năng lắng nghe và tôn trọng người khác.

Trường mầm non chú trọng tạo ra môi trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ thông qua các hoạt động như chơi trò chơi, ca hát, vẽ tranh, kể chuyện, nhảy múa, dã ngoại, giao lưu, tạo tình huống cụ thể,… Như trên đã nói, chúng ta luôn chú trọng phương pháp lồng ghép. Trong mỗi tiết học, sẽ xác định một chủ đề kỹ năng trọng tâm, sau đó lồng ghép dạy các kỹ năng khác cho trẻ. Ví dụ, trong tiết học âm nhạc, cô sẽ dạy bé cá kỹ năng như kỹ năng biểu diễn, kỹ năng hát đơn, hát nhóm, kỹ năng thể hiện bản thân,… Tất cả các kỹ năng sẽ được lồng ghép trong suốt tiết học để bé nhận thức vấn đề toàn diện hơn.

Chơi trò chơi không những giúp trẻ phát triển thể lực mà còn có nghĩa trong việc phát triển tinh thần và kỹ năng sống. Thông qua các trò chơi trẻ học được kỹ năng vận động, điều khiển chân tay, phối hợp các bộ phận cơ thể để di chuyển theo yêu cầu, học cách quan sát và đánh giá hành vi, học được kỹ năng vận động nhóm, tính kiên trì và thái độ lạc quan để chấp nhận mọi kết quả. Các trò chơi càng phong phú trẻ các học hỏi được nhiều hơn. Cô có thể hướng dẫn bé tập làm bác sĩ chăm sóc bệnh nhân hoặc làm người nấu ăn hoặc người bán hàng… Bên cạnh đó, hoạt động dã ngoại cũng có một ý nghĩa đáng kể trong việc giúp bé khám phá môi trường xung quanh, hình thành các kỹ năng tìm tòi học hỏi và thích nghi.

Các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa là những hoạt động đặc biệt hấp dẫn trẻ. Bé học vẽ tranh sẽ nâng cao tính kiên trì, kỹ năng làm việc tỉ mỉ cẩn thận. Bé học ca hát sẽ học được kỹ năng tự tin khi biểu diễn và đứng trước đám đông.

Trẻ rất thích nghe kể chuyện. Các nhà trường hiện nay rất chú trọng vào việc đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ hiểu các tình huống trong sách và rút ra được những bài học cho mình.

Trường mầm non chú trọng việc tạo tình huống cụ thể trong các giờ học. Không dừng lại ở việc nhắc nhở hay dặn dò nữa, cô sẽ chủ động tạo ra tình huống thực tế, trẻ đóng vai người trải nghiệm và đưa ra các cách xử lý tình huống. Ví dụ như đặt ra tình huống “nếu bé lạc mẹ trong siêu thị”, “nếu người lạ gõ cửa”, “nếu người lạ cho bánh kẹo”,… Mỗi trẻ nghĩ ra một cách riêng để giải quyết, cô sẽ phân tích cho cách xử lý nào là hợp lý nhất và yêu cầu các trẻ diễn tập lại. Phương pháp học này sẽ khiến cho kỹ năng xử lý tình huống và tự bảo vệ mình của trẻ hoàn thiện nhanh hơn.

Trường mầm non chú trọng việc phối hợp với phụ huynh để dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tạo ra môi trường đồng nhất là cách khiến trẻ học nhanh hơn. Nếu như ở nhà, cha mẹ làm gương, có những hành động phù hợp với kiến thức trẻ được học thì trẻ sẽ không rơi vào trạng thái mâu thuẫn hoặc nghi ngờ. Muốn rèn luyện kỹ năng cho trẻ là cả một quá trình lâu dài, phụ huynh cũng không nên nóng vội mà muốn đạt kết quả ngay.

3. Có khá nhiều trường mầm non ở Hà Nội dạy nhiều kỹ năng sống cho trẻ

Hiện nay, có rất nhiều trường mầm non trên địa bàn Hà Nội chú trọng việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá xếp hạng trường bên cạnh nhiều tiêu chí khác như học phí, cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên và sự hài lòng của phụ huynh. 

Tất cả các kỹ năng sống kể trên đều được Chơi 1 Biết 2 triển khai và rất nhiều trường mầm non đã lựa chọn Chơi 1 Biết 2 để hợp tác dạy kỹ năng sống cho trẻ.

Ngoài những giờ học trên lớp, trẻ ở những ngồi trường này, được phát triển kỹ năng vận động, kỹ năng tự quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức tình cảm xã hội thông qua rất nhiều hoạt động ngoại khóa mỗi năm. Mỗi hoạt động ngoại khóa được định hướng theo một chủ để nhất định, phát triển các kỹ năng trọng tâm tương ứng cho trẻ. Các bé đều được tham gia các chuyến tham quan dã ngoại tại một số khu vui chơi trẻ em, khu di tích lịch sử, bảo tàng, múa rối nước, công viên, Thảo Cầm Viên, trải nghiệm nông trại, giao lưu với các bạn ở trường mầm non khác,.. để các bé có thêm cơ hội mở rộng kiến thức, hình thành các kỹ năng vui chơi và hoạt động theo nhóm.

Các bé sẽ được học kỹ năng sống mọi lúc mọi nơi, từ giờ ăn đến giờ ngủ, từ giờ học trên lớp đến giờ học ngoài sân trường, từ giờ học toán đến giờ học âm nhạc. Tất cả tạo nên một môi trường tươi vui, lành mạnh để bé tự tin thể hiện bản thân, rèn luyện kỹ năng, nâng cao nhận thức về bản thân và về thế giới.

Chơi 1 Biết 2 đồng hành cùng với những năm tháng đầu đời của các bé.

 

Nguồn: Sưu tầm

 

 

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả