Đăng ký tư vấn
Hỗ trợ trực tuyến

CÁCH NGƯỜI NHẬT BIẾN MỖI BÉ THÀNH MỘT NGƯỜI HÙNG KHI CÓ HỎA HOẠN.

  19/09/2017

 CÁCH NGƯỜI NHẬT BIẾN MỖI BÉ THÀNH

MỘT NGƯỜI HÙNG  KHI CÓ HỎA HOẠN

Nhật Bản là quốc gia với tần xuất sảy ra thiên tai khá lớn, tuy nhiên, sẽ không khó để thấy hình ảnh các em bé bước ra từ đống đổ nát mà không hề tỏ ra sợ hãi hay khóc lóc để tìm đường về nhà. Lí do là dù được hướng dẫn TUYỆT ĐỐI TRÁNH XA nơi nguy hiểm, dành việc cứu hộ cho lực lượng chuyên nghiệp, nhưng trẻ em Nhật cũng được giáo dục để được coi như là người hùng bảo vệ cho chính bản thân và những người xung quanh.

Các em được hướng dẫn ứng phó với thiên tai hỏa hoạn ngay từ bậc mẫu giáo, và tiếp tục được nâng cao, tập huấn các kỹ năng liên tục trong suốt quãng thời gian đi học với các nội dung được phân chia rất cụ thể theo từng cấp, tương ứng với sự linh hoạt và khả năng của trẻ.

Mọi nội dung huấn luyện đều được hướng tới mục tiêu: ĐỂ CÁC EM KHÔNG CHỈ BẢO VỆ ĐƯỢC BẢN THÂN MÀ CÒN LÀ LỰC LƯỢNG HỖ TRỢ GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI KHÁC VÀ PHỐI HỢP CHẶT CHẼ VỚI CỘNG ĐỒNG TRONG THẢM HỌA.

Ở cấp học mẫu giáo, các em bé được chú trọng giáo dục để đạt các mục tiêu:

1. Có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi khi xảy ra hỏa hoạn và động đất.

2. Học để bảo vệ mình khỏi thiên tai như thông qua tập sơ tán.

3. Trong trường hợp có thảm họa xảy ra, tuyệt đối không rời khỏi người lớn xung quanh, có thể cùng nhau hành động phù hợp với hướng dẫn của người chịu trách nhiệm.

Ở cấp tiểu học, các bé cần được dạy để đạt được các mục tiêu:

1. Lo ngại với khả năng xảy ra thảm họa.

2. Sẵn sàng chuẩn bị cho thảm họa.

3. Trong trường hợp có thiên tai xảy ra, có thể hành động một cách thích hợp theo hướng dẫn của người lớn xung quanh.

Tới cấp học trung học, các em bé sẽ được giáo dục kỹ hơn để:

1. Nhận biết và hiểu được cơ chế, nguyên nhân xảy ra thiên tai, thảm họa.

2. Ngay cả khi không có sự hướng dẫn của người lớn, có thể bằng suy nghĩ, phán đoán mà hành động đảm bảo an toàn.

3. Cảm nhận được các trường hợp nguy hiểm.

4. Hiểu biết và thực hành các kỹ năng cơ bản trong việc dập lửa, sơ cứu, cứu thương.

5. Phối hợp với những người xung quanh trong trường hợp xảy ra thảm họa.

6. Ngoài các trong trường hợp có thảm họa, có thể bảo vệ an ninh của gia đình mình, giúp đỡ người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người dân khác trong khu vực.

Không chỉ học lý thuyết sách vở, thỉnh thoảng, các em cũng được tham gia những buổi diễn tập hỏa hoạn không báo trước. Chuông báo cháy sẽ vang lên ngay giữa tiết học và các em sẽ phải vận dụng những kỹ năng mình đã học vào thực tế.

Bất cứ trẻ em Nhật Bản nào cũng biết bịt mũi bằng khăn ướt, cúi thấp người và đi sát tường trong trường hợp trường học bị cháy. Các em cũng được học cách dùng bàn ghế đập vỡ cửa kính để trèo ra ngoài. Nói chung, các em nhỏ đều được dạy cách tự thoát thân trong trường hợp nguy hiểm mà không cần phải trông chờ vào sự giúp đỡ của bất cứ ai.

Thậm chí, những trẻ em cấp 1 còn được dạy cách sử dụng bình cứu hỏa, trong trường hợp chưa có người đến ứng cứu, các em có thể tự tìm đường ra bằng cách sử dụng những bình cứu hỏa này. Các chương trình dạy luôn được lồng ghép với hoạt động diễn tập và thực hành, đảm bảo kỹ năng của các bé được mài dũa ở môi trường thật chứ không chỉ nằm trên trang giấy

Những việc cần dạy trẻ khi xảy ra hỏa hoạn:

Khi xuất hiện hỏa hoạn

- Khi có hỏa hoạn dù nhỏ, cố gắng hét to "Có cháy"  2-3 lần để thông báo tới những người xung quanh.

- Nếu có chuông báo cháy, cố gắng nhấn nút khẩn cấp để chuông reo.

- Trong trường hợp lửa nhỏ, mới bén, sử dụng bình cứu hỏa để dập tắt.

- Khi ngọn lửa bén to nằm ngoài tầm kiểm soát, thoát hiểm ngay và gọi điện báo 114.

 Sơ tán

- Cố gắng di tản càng sớm càng tốt.

- Di tản trong trật tự, không chạy, không chen chúc dẫm đạp theo các đường thoát hiểm định sẵn.

- Trong trường hợp xuất hiện khói, sử dụng khăn thấm ướp che đường hô hấp và cúi thấp để tận dùng nguồn oxy sạch còn lại đồng thời di chuyển khẩn cấp khỏi nơi nguy hiểm.

- Tuyệt đối không quay trở lại nơi đang cháy với bất cứ lý do gì.

- Không sử dụng thang máy trong quá trình sơ tán.

- Liên lạc với 114.

Sau cùng có thể thấy bí quyết của người Nhật chính là hướng dẫn trẻ em các kỹ năng từ sớm với những tình huống thực hành thực tế và liên tục củng cố, nâng cao theo từng độ tuổi của trẻ. Như vậy, trẻ sẽ được hình thành phản xạ, ứng phó nhanh nhẹn với các tình huống không may xảy ra mà không còn sợ hãi.

Ở Việt Nam, bố mẹ và thầy cô cũng có thể trang bị những kỹ năng thiết yếu để bảo vệ bé qua chương trình Kỹ năng sống Chơi 1 biết 2 dành cho trẻ mầm non tiểu học.

Chương trình tái hiện lại những tình huống thực tế dưới các hoạt cảnh vui nhộn, đưa kiến thức đến cho trẻ qua các cuộc chơi, tạo điều kiện cho trẻ được thực hành và ghi nhớ các kỹ năng ngay từ trên lớp.

Chi tiết chương trình hướng dẫn rèn luyện Kỹ năng sống Chơi 1 biết 2: choi1biet2.com

Hotline: 0123 666 1212 hoặc 0946 414 486 

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả