Đăng ký tư vấn
Hỗ trợ trực tuyến

3 BƯỚC DẠY CON KIỂM SOÁT CẢM XÚC

  02/10/2018

3 BƯỚC DẠY TRẺ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

            Dạy trẻ quản lý cảm xúc là một thử thách lớn đối với bậc làm cha mẹ. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian và công sức để giúp con cảm nhận và quản lý cảm xúc của chính mình. 

             “ Mình chưa dạy con cách kiểm soát cảm xúc, đôi khi những cơn hờn dỗi của con khiến mình cảm thấy mệt mỏi quá”

            “ Nhiều lúc con  nó quá nghịch, cấm không cho làm cái này cái nọ thì nó lại tức giận, khóc lóc rồi ném đồ đạc khắp nhà mà đánh nó thì nó lại càng quấy”

            Quản lý cảm xúc đối với người lớn vốn đã không hề dễ dàng nên việc trẻ nhỏ hay giận dữ, lo lắng, buồn bã, hờn dỗi, không kiềm chế được cảm xúc là điều dễ hiểu. Tuy nhiên cách trẻ bộc lộ và phản ứng với cảm xúc của mình có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ sau này. Thời gian trôi nhanh, những đứa trẻ lớn lên với vô vàn những cảm xúc phức tạp và rất khó để xử lý. Ai  cũng muốn con sau này có được những mối quan hệ lành mạnh, tâm lý ổn định để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn  thử thách khi không còn có sự dìu dắt của bố mẹ.

            Đó là lý do tại sao cha mẹ cần phải nắm bắt được cảm xúc của con ngay từ ban đầu, dạy trẻ quản lý cảm xúc  nhất là ở giai đoạn mẫu giáo (3- 6 tuổi)  khi sự nổi nóng của bé có thể kéo dài thương xuyên, gây rắc rối ở trường học và gia đình.  Theo nghiên cứu công bố trên thời báo Giáo dục thường niên, Anh, 1/7 trong số các trẻ có hành vi hung hăng từ sớm và biểu hiện ngày càng tăng sẽ phải đối diện với nguy cơ: Sức học yếu kém, dễ mắc bệnh liên quan đến tâm lý, có hành vi bạo lực, xu hướng thất nghiệp khi trưởng thành. Để giúp con giảm bớt tần suất nổi cơn tam bành, ba mẹ có thể áp dụng 3 cách  dạy trẻ quản lý cảm xúc sau đây.

1. Thể hiện cảm xúc, giải tỏa

            Có hàng ngàn những cảm xúc phức tạp khác nhau mà thậm chí ngay cả người lớn cảm thấy rất khó kiểm soát đương đầu. Cảm xúc tiêu cực không phải là xấu, nó là một phần của con người. Điều quan trọng là hãy giúp trẻ nhận biết cảm xúc của chính mình, không được che giấu. Dạy trẻ quản lý cảm xúc khi bị căng thẳng, cáu giận và khi nào thì cần  phải nói chuyện chia sẻ với bố mẹ  

- Qui tắc tạm ngưng: Khi bố mẹ cảm thấy nổi giận, hãy dành 5-10 phút trong phòng riêng để bình tĩnh và sau đó tiếp cận trẻ một cách tỉnh tảo hơn.

Chiếc ghế suy ngẫm: Thay vì mắng con, hãy đưa bé một chiếc ghế, bắt ngồi đối diện với bức tường trong một phòng riêng  để suy nghĩ về những lỗi lầm của mình. Việc ngồi yên trong vòng 5-10 phút sẽ giúp bé bình tĩnh và nín khóc  bởi vì khi đó không còn ai bên cạnh để các bé hờn dỗi hay làm nũng.

- “Chiếc gối an toàn” khi bé lo lắng hay sợ hãi: Hãy giải thích rõ ràng với con bạn rằng bé đang sống trong một môi trường an toàn và hãy giữ cho hoạt động hàng ngày của bé diễn ra giống như bình thường. Đồng thời hãy để bé gối đầu vào lòng hay ôm một chiếc gối, gấu bông mà bé cảm thấy gắn bó nhất.

Bố mẹ nên thường xuyên trao đổi, giúp bé thể hiện cảm xúc bằng ngôn từ. Roi vọt cũng không giải quyết vấn đề bằng một cuộc trò chuyện thẳng thắn để hiểu tâm lý của con, hỏi sâu hơn để hiểu được sao con lại tức giận và có hướng giải quyết vấn đề.

Thay vì an ủi, dỗ dành khi bé cáu giận vô cớ, bố mẹ nên giải thích cho con tại sao con đã sai, thể hiện thái độ nghiêm túc và chỉ ra cho con đã sai ở điểm nào.

Con cũng cần được lắng nghe và đừng nghĩ rằng con là trẻ nhỏ mà giới hạn những vấn đề hay cho rằng những gì con nói không quan trọng, không được giễu cợt hay coi thường cảm xúc, suy nghĩ hay cơn tức giận của bé.

Khuyến khích con thể hiện cảm xúc một cách sáng tạo như vẽ tranh, chơi đất nặn,  hay  dạy trẻ quản lý cảm xúc với những món đồ chơi xung quanh

- Con cần được học cách giải quyết vấn đề bằng chính năng lực của mình. Người lớn đừng làm thay bé.

Không được mắng nhiếc  trẻ ở những nơi đông người, trước mặt bạn bè con. Đừng quên lời nói cũng có thể gây tổn thương sâu đến những đứa trẻ.  Hãy để cho con  thể hiện cảm xúc, giải toả khi bé ở một mình cùng bố mẹ.

Điều quan trọng hơn cả là bố mẹ giống như những tấm gương phản chiếu. Hãy cho con thấy cách mình xử lý vấn đề, kiểm soát cảm xúc. Hãy là chỗ dựa vững chắc để con có thể sẵn sàng chia sẻ bất kỳ điều gì.

2. Chấp nhận chuyển hướng

Bố mẹ nên xây dựng một chiến lược để sử dụng khi trẻ mất kiểm soát ví dụ thu hút trẻ vào chuyện gì đó vui vẻ hơn, suy nghĩ về một hình ảnh tĩnh, đọc truyện cho trẻ.

Khuyến khích trí tưởng tượng ở trẻ. Giúp trẻ tưởng tượng và giả vờ mình là loài động vật yêu thích đang ngủ trưa. Việc này khiến trẻ nhắm mắt và thư giãn dễ dàng hơn.

Phớt lờ những đòi hỏi không thoả đáng của con sẽ khiến con càng trở nên bực dọc, hãy giải thích bé hiểu tại sao không được như vậy. Bố mẹ cần nắm rõ sở thích của trẻ để có thể giúp trẻ chấp nhận chuyển hướng một cách chính xác. Giải thích cho biết về giá trị của đồng tiền hay nói “ có “ nhưng phải kèm theo điều kiện.

Bố mẹ hãy khéo léo gợi ý những giải pháp thay thế cho bé hoặc nếu không thể chuyển hướng đúng như dự đoán, bố mẹ cứ hãy bình tĩnh, ngược lại trẻ phải chấp nhận những hệ quả tự nhiên do thái độ, hành động của mình gây ra. Chẳng hạn trong lúc nổi nóng, bé đập vỡ đồ chơi, đừng vì thế mua món mới thay thế.”Nếu con làm hỏng đồ vật nào đó trong nhà, trẻ cần chịu hình phạt hợp lý, chẳng hạn góp tiền mua đồ mới bằng khoản tiêu vặt hàng ngày hay làm thêm việc vặt trong nhà phụ ba mẹ, ông bà”

3. Thay đổi không khí

- Tạo cho con thói quen hít thở sâu , đi tản bộ ngoài trời, tham gia thể dục thể thao

Đưa bé đến những nơi yên tĩnh, trong lành hoặc nghe nhạc

- Cho bé tiếp xúc với môi trường thiên nhiên

Khu vui chơi, sở thú, công viên là nơi lý tưởng để giúp con quên đi những tâm trạng tiêu cực.

Cắt giảm tối đa thời gian cho con xem tivi, chơi máy tính, Ipad và tăng cường thời gian nói chuyện, đọc truyện cho con nghe.

Nghỉ ngơi và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé.

 

Nguồn: Sưu tầm

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả