Đăng ký tư vấn
Hỗ trợ trực tuyến

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU TRẺ CHẬM NÓI

  07/03/2019

            Hiện nay, tỷ lệ trẻ có biểu hiện chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Trẻ chậm nói có thể chỉ là tạm thời và sau một khoảng thời gian phát triển, kỹ năng nói của trẻ sẽ hoàn thiện. Tuy nhiên, ở một số trẻ, chậm nói lại là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó cần sự can thiệp của y khoa. Dù là tình huống nào thì điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ các dấu hiệu trẻ chậm nói để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Hiểu đúng về khái niệm chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

- Khả năng nói: là khả năng thể hiện một ngôn ngữ và phát âm (nói đúng các âm và các từ).

- Khả năng ngôn ngữ: là khả năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin theo một cách có ý nghĩa. Khả năng này bao gồm việc thể hiện ngôn từ kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

            Như vậy, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có nghĩa là trẻ có thể phát âm tốt các từ, nhưng chỉ ghép được 2 từ với nhau. Còn trẻ chậm nói tức là trẻ có thể sử dụng từ, cụm từ để thể hiện mong muốn của mình nhưng khó có thể hiểu được trẻ muốn gì, thích gì. Mặc dù hai khả năng khác nhau nhưng lại chứa đựng những điểm trùng lặp, do đó ba mẹ cần phân biệt rõ.

Các giai đoạn trẻ phát triển kỹ năng nói mà cha mẹ cần lưu ý

            Độ tuổi trẻ phát triển các kỹ năng nói và ngôn ngữ có thể khác nhau nhưng đa phần sẽ có 4 cột mốc phát triển cơ bản mà cha mẹ cần lưu ý để xác định xem con mình có bị chậm nói hay không:

12 tháng: Trẻ bắt đầu bập bẹ được các phụ âm và biết cách sử dụng âm thanh để tương tác.

- Tầm 9 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu phát âm thành thạo và sử dụng ngữ điệu khác nhau để nói “ba ba” hoặc “ma ma” mặc dù trẻ không hiểu từ đó có nghĩa là gì.

- Khi gần được 1 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu chú ý đến âm thanh và nhận ra được tên gọi của một số đồ vật quen thuộc như bình sữa, kẹo…

- Nếu bạn thấy bé chăm chú quan sát nhưng không phản ứng lại với âm thanh thì thính giác của bé có thể gặp vấn đề.

Từ 12 – 15 tháng: Trẻ đã nói được kha khá từ đơn giản, có thể hiểu và làm theo những chỉ dẫn của ba mẹ.

            Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể bập bẹ bắt chước theo những từ dễ phát âm, thậm chí những từ có hai hoặc nhiều âm tiết như quả bóng, búp bê… Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản như “Chỉ cho mẹ con chó!” hoặc “Quả bóng của con đâu?”…

Từ 18 – 24 tháng: Trẻ có thể chỉ vật và gọi tên, nói được những câu đơn có nghĩa, ghép được các từ đơn với nhau, vừa nói vừa bắt chước hành động của người khác.

            Phần lớn trẻ có thể nói được khoảng 20 từ khi 18 tháng, đến 2 tuổi, trẻ có thể nói được khoảng 50 từ. Đây cũng là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển khả năng nói ở trẻ nhỏ. Trẻ bắt đầu biết ghép 2 từ lại với nhau để tạo thành câu đơn giản, nhận ra được những đồ vật quen thuộc ở ngoài lẫn trong tranh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể hiểu và thực hiện những yêu cầu có 2 bước như “Nhặt quả bóng và đưa cho mẹ nào!”.

Từ 18 – 24 tháng, trẻ có thể chỉ vật và gọi tên, nói được những câu đơn có nghĩa

Từ 2 tuổi trở lên: Đây là thời điểm mà vốn từ của trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng. Trẻ rất hay nói, dùng các đại từ nhân xưng như “ba, mẹ, con” tương đối thành thạo, biết cách kết hợp 3 từ hoặc nhiều hơn trong một câu. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể nhận biết được sự khác nhau giữa các đồ vật như màu sắc, kích thước… Ở độ tuổi này, những câu trẻ nói thường rất dễ hiểu.

Những dấu hiệu trẻ chậm nói

1. Thích sử dụng hành động hơn là lời nói

            Ở những trẻ bình thường, trong thời gian tập nói, trẻ sẽ nói rất nhiều, hoạt náo tay chân để thể hiện mong muốn, sở thích của mình. Ngược lại, với trẻ chậm nói, trẻ sẽ thích dùng hành động để thể hiện mong muốn hơn, chẳng hạn như kéo tay người lớn đến chỗ mình muốn. Do trẻ không thể hiện nhu cầu của mình bằng lời nói nên đôi lúc bạn sẽ khó hiểu, không biết trẻ đang muốn gì, cần gì.

2. Hạn chế về vốn từ

            Giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ có thể khác nhau nhưng thông thường từ 18 tháng trở lên, trẻ đã có thể nói được một số từ đơn giản. Mặc dù trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm nhưng đến 2 tuổi là trẻ phải có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình. Nếu ít hơn ba mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nhi.

3. Không bắt chước được các âm thanh

            Các vấn đề về thính giác cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Nếu rơi vào tình huống này, trẻ sẽ không nghe rõ những gì người khác nói, từ đó trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ. Cha mẹ cần phát hiện kịp thời để đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng.

4. Không hiểu được các yêu cầu đơn giản

            Thông thường, đến 3 tuổi, trẻ đã có khả năng nghe hiểu tương đối tốt. Trẻ có thể hiểu được các yêu cầu từ đơn giản cho đến phức tạp như “Lấy cho mẹ cái này, cái kia” hoặc “Bật quạt cho mẹ”. Nếu trẻ phản ứng rất chậm khi bạn hỏi những câu rất đơn giản như: “Con ăn cơm chưa?” hoặc: “Con có khát nước không?” thì trẻ có thể mắc chứng chậm nói.

5. Không thể nói câu hoàn chỉnh

            Trẻ có thể nói được những câu ngắn khoảng 2 – 3 từ nhưng nhiều hơn lại không nói được. Trẻ gặp khó khăn trong việc ghép các từ đơn lại với nhau, không thể nói được một câu hoàn chỉnh. Đây đều là các dấu hiệu điển hình của chứng chậm nói mà ba mẹ cần lưu ý để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nếu trẻ bị chậm nói, ba mẹ cần phải làm gì?

Bạn nên dành nhiều thời gian nói chuyện với trẻ để cải thiện tình trạng bệnh

            Sự hỗ trợ của ba mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng chậm nói của trẻ. Bạn có thể khuyến khích khả năng nói của trẻ thông qua các phương pháp sau:

- Dành nhiều thời gian để nói chuyện, hát và yêu cầu trẻ bắt chước những âm thanh mà bạn nói.

- Dạy trẻ những từ đơn giản nhất, vì lúc này vốn từ của trẻ chưa có nhiều, cần tích lũy từ vựng cho trẻ. Khi dạy, bạn nên có hình ảnh và hành động minh họa để trẻ dễ nhớ, dễ hình dung hơn.

- Đọc sách cho trẻ cũng là một trong những phương pháp tốt để cải thiện khả năng nói. Bạn hãy chọn những loại sách hoặc truyện phù hợp với lứa tuổi của con nhé.

- Cho trẻ tham gia các hoạt động với các bạn cùng độ tuổi hay vui chơi ngoài trời để kích thích khả năng tương tác và phản xạ của trẻ.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ tham gia lớp trị liệu ngôn ngữ để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

            Bên cạnh các biện pháp trên, việc cho trẻ sử dụng thêm các loại thuốc bổ não đặc hiệu cho trẻ cũng rất cần thiết bởi não đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Tuy nhiên, khi cho trẻ sử dụng, bạn nên ưu tiên những loại thuốc bổ não đã được nghiên cứu lâm sàng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Sưu tầm

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả